Quan Chi Lâm sinh năm 1962 tại Hong Kong (Trung Quốc). Cô là ái nữ của đôi vợ chồng nổi danh một thời trong lĩnh vực điện ảnh. Nhờ thừa hưởng khiếu nghệ thuật, cộng thêm nhan sắc lộng lẫy hơn người, mỹ nhân họ Quan sớm gia nhập làng giải trí và được săn đón như một viên ngọc quý của màn ảnh khi vừa tròn 20.
Trong khi nhiều cô gái trẻ chật vật tìm chỗ đứng trong làng giải trí, nữ diễn viên như được trải thảm đỏ với vô số lời mời hợp tác từ đạo diễn và các hãng phim tư nhân. Trong đó, dự án “Tái kiến giang hồ” đóng cùng tài tử Châu Nhuận Phát đánh dấu vai diễn đầu tay, đưa cái tên Quan Chi Lâm tỏa sáng trên bầu trời nghệ thuật Hoa ngữ.
Quan Chi Lâm cao 1m70, ngoại hình cân đối, cộng thêm nhan sắc cuốn hút cùng lối diễn xuất được đánh giá linh động, hợp với cả cổ trang lẫn hiện đại. Trong những năm kế tiếp, người đẹp lần lượt hợp tác với các tài tử hàng đầu bấy giờ như Thành Long, Địch Long, Khương Đại Vệ... với hình tượng “anh hùng – mỹ nhân” rất được khán giả yêu thích.
Năm 1991, người đẹp được chọn vào vai chính Dì Mười Ba (Thập Tam Muội) trong loạt phim về cuộc đời của Hoàng Phi Hồng đóng cùng siêu sao Lý Liên Kiệt. Vai diễn này cũng chính là bước đệm chính thức đưa Quan Chi Lâm từ danh xưng mỹ nhân đóng phim trở thành diễn viên thực thụ.
Theo Sina, độ nổi tiếng của Quan Chi Lâm không gói gọn ở thị trường Hong Kong, mà thậm chí lan sang cả Đại Lục và các quốc gia Châu Á. “Rất khó để bình phẩm nhan sắc của từng mỹ nhân khi ở họ sở hữu nét riêng. Nhưng với Quan Chi Lâm, tôi chỉ có thể dùng từ “Tuyệt mỹ” khi đề cập đến cô ấy”, đạo diễn Từ Khắc nhận xét.
Lưu Đức Hoa cũng thừa nhận anh từng thổn thức vì Quan Chi Lâm. “Nếu tôi chưa có bạn gái, Chi Lâm có thể là người yêu của tôi. Cô ấy đẹp cả về tâm hồn lẫn ngoại hình”, tài tử nói.
Quan Chi Lâm cũng được tạp chí People (Mỹ) xếp vào danh sách 50 người đẹp nhất thế giới. Cô cũng là biểu tượng sắc đẹp Hong Kong thập niên 1980 – 1990 mà cho đến nay nhan sắc vẫn được xem là hình mẫu của nhiều phụ nữ.
Tình ái ồn ào và cô độc tuổi xế chiều
Sự nghiệp Quan Chi Lâm viên mãn với hào quang và những thành tựu đáng tự hào. Song đời tư nữ diễn viên lại lận đận với không ít điều tiếng, mà phần nhiều đến từ chuyện tình ái của cô.
![]() |
Quan Chi Lâm và cuộc hôn nhân ngắn ngủi bên người chồng tỷ phú đầu tiên. |
Năm 20 tuổi, Quan Chi Lâm sớm nảy sinh tình cảm với Vương Quốc Tinh - doanh nhân hơn cô 16 tuổi. Nữ diễn viên bị vị đại gia chinh phục một cách nhanh chóng cùng quyết định kết hôn chớp nhoáng. Tuy nhiên, bố cô phản đối quyết liệt vì cho rằng bạn trai cô có tính ong bướm, cặp kè nhiều cô gái cùng lúc. Ông thậm chí dùng cái chết để ngăn cản cuộc hôn nhân của con.
Tuy nhiên, Chi Lâm phớt lờ lời khuyên của bố và quyết định kết hôn. Đúng như điều người bố lo lắng, cuộc hôn nhân đổ vỡ chỉ 6 tháng cũng bởi lý do vị đại gia “ngựa quen đường cũ”. Vương Quốc Tinh thậm chí cạn tình khi công khai nói rằng: "đàn bà như cô ta, vơ một em bất kỳ trên đường còn tốt hơn".
Sau cuộc hôn nhân đầu tiên, Quan Chi Lâm trải qua một vài mối tình, trong đó có tay chơi Hong Kong Lưu Loan Hùng, doanh nhân Trần Thái Minh. Đáng tiếc 2 cuộc tình này đều để lại nhiều điều tiếng cho nữ diễn viên khi cả 2 người đàn ông đều đã có vợ con.
Những tưởng Quan Chi Lâm tìm được bến đỗ đời mình bên Trần Thái Minh - doanh nhân giàu có Đài Loan khi cả 2 bí mật đăng ký kết hơn. Dẫu vậy, mối quan hệ vợ chồng chấm dứt khi họ ly dị năm 2015.
Sau nhiều mối tình tốn giấy mực của báo chí, Quan Chi Lâm quyết định không đi bước nữa. Cô tận hưởng cuộc sống độc thân, không chồng con ở tuổi 58. Nữ diễn viên tự nhận càng lớn tuổi, cô càng có yêu cầu ngày càng cao với người đàn ông bên cạnh.
Trong một bài phỏng vấn, minh tinh “Hoàng Phi Hồng” nói trong đời mình có nhiều điều nuối tiếc khi dành cả tuổi xuân để chạy theo danh vọng mà quên đi sự trải nghiệm. Trước câu hỏi về chuyện con cái, Quan Chi Lâm khẳng định không nuối tiếc. "Đó là lựa chọn của tôi. Thế giới này ô nhiễm và phức tạp quá, tôi thấy sống một mình là tốt rồi", nữ diễn viên nói.
Sắp bước sang tuổi 60, Quan Chi Lâm được nhận xét vẫn lưu giữ sắc vóc và thần thái so với thời trẻ. Cô cũng khiến nhiều người ngưỡng mộ bởi gu thời trang hàng hiệu được phối một cách tinh tế, sang trọng, hợp tuổi.
Sau nhiều năm gắn bó nghệ thuật, Quan Chi Lâm cũng đã giải nghệ và hiện chỉ hoạt động ở mảng kinh doanh thời trang. Nữ diễn viên cảm ơn những vinh quang từ nghề nghiệp mang lại, song nếu được lựa chọn lại, cô chắc chắn sẽ không theo nghề diễn xuất.
Theo một nguồn tin, nữ minh tinh Hong Kong sở hữu khối tài sản khổng lồ hơn 500 triệu đô la Hong Kong (hơn 1.400 tỷ đồng), trong đó đa phần là bất động sản. Tuy nhiên, trong tình trạng không con cái thừa kế, nữ diễn viên dự định sẽ để cho em trai ruột Quan Thế Hoa và các cháu là người thừa kế.
Clip Quan Chi Lâm khoe bộ sưu tập thời trang hàng hiệu
Thúy Ngọc
– Lâm Thanh Hà có vẻ đẹp, tài năng từng gây khuynh đảo làng giải trí. Dù đã giải nghệ, nữ diễn viên nhiều năm qua vẫn gây chú ý với cuộc sống hôn nhân bên chồng tỷ phú.
" alt=""/>Quan Chi Lâm: tài sản 1400 tỷ đồng, tuổi già cô độc không chồng conCó không ít ý kiến về việc học sinh phổ thông phải học quá nhiều, không còn thời gian để vui chơi, giải trí, lao động giúp đỡ gia đình. Có quá nhiều lời kêu ca, phàn nàn về chương trình học, về sách giáo khoa về giáo dục không toàn diện...
![]() |
"Cả nước hãy làm “cầu thủ” đi, hãy làm để biết nó khó đến thế nào" (Ảnh minh họa) |
Tất cả đều có một ý chung đó là học sinh học kém, chán học, học không toàn diện... là lỗi của ngành giáo dục đào tạo và nhà trường mà không thấy một chút trách nhiệm của gia đình, xã hội đối với kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.
Chúng ta hãy thử có một cái nhìn toàn diện hơn về điều này.
Chương trình không có gì là nặng
Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng trên đường lối, quan điểm của Đảng về giáo dục con người toàn diện phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong chương trình có đầy đủ các môn học khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, phụ trợ… nhằm trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, nhân cách, thẩm mỹ, sức khỏe… cho người học từ bậc tiểu học đến hết THPT.
Chương trình giáo dục phổ thông hiện tại so với thời Việt Nam dân chủ cộng hòa về cơ bản không thay đổi nhiều và không có gì nặng cả đối với những học sinh bình thường.
Giáo viên tại các trường phổ thông ngày nay đủ về phân môn và được chuẩn hóa về bằng cấp hơn hẳn trước kia. Lượng sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm ở mọi trình độ cũng đang rất dồi dào ngoài xã hội.
Như vậy không thể nói chúng ta không có đủ nguồn lực cho giáo dục để triển khai giáo dục toàn diện. Vậy kết quả giáo dục không toàn diện và dẫn đến chán học, sợ học đối với người học có nguyên nhân sâu xa từ đâu.
Có phải học quá tải nên chán?
Điều đầu tiên phải nói là có nhiều học sinh có chịu học đâu mà nói học quá tải nên chán. Không ít học sinh quá lười học, chỉ thích chơi games, đá bóng, yêu đương sớm… từ bậc trung học cơ sở. Số ít còn lại ham học thì lại thường học lệch theo định hướng của gia đình hoặc người thân dẫn đến chểnh mảng các môn học phụ tạo nên kết quả giáo dục lệch.
Học lệch đi liền với học thêm theo kiểu luyện gà nòi làm tràn đầy quỹ thời gian của trẻ thơ. Không thể nói học sinh chán học, sợ học là do học quá nhiều môn học hay thời lượng học quá tải.
Về nguyên nhân, sơ bộ có thể thấy rõ trên 3 khía cạnh:
Thứ nhất là bệnh thành tích trong giáo dục.
Các trường từ tiểu học đến THCS và THPT hiện nay đều bị ép về bệnh thành tích, bởi vì chỉ cần không đạt chỉ tiêu là giáo viên bị cắt thi đua và bị coi là người có vấn đề.
Các môn học chính phải đạt 90% học sinh có điểm trung bình từ 5,0 trở lên, còn môn học phụ phải đạt 98%. Nhưng thực tế trung bình một lớp phải có tới 30% học sinh không có khả năng đạt được điều này. Thế thì thầy cô phải làm gì để đạt yêu cầu, ai mà chẳng biết?
Thử hỏi sức mạnh giáo dục của nhà trường còn nữa không khi mà giỏi, kém, trắng, đen phải lẫn lộn như thế? Chính điều này là cái phao quá to để học sinh lười, không cần học, không cần phấn đấu, không sợ kỷ luật của nhà trường như một bài thơ đã có từ những năm 1980.
Cái học ngày nay đã hỏng rồi
Mười thằng đi học chín thằng chơi
Cuối năm tất cả đều lên lớp
Có trượt thì thầy cũng vớt thôi
Nên trách nhiệm của Bộ GD-ĐT, cấp bách ngay bây giờ vẫn là phải dẹp ngay bệnh thành tích theo kiểu khoán chỉ tiêu lên lớp một cách không tưởng để đưa giáo dục về kỷ cương, nền nếp chứ chưa phải là cải cách chương trình, là sách giáo khoa như đang làm. Vì đây mới là nguyên nhân chính để trẻ em lười học, chán học và ham chơi.
![]() |
"Không ít những vấn đề phức tạp đang ảnh hưởng rất tiêu cực đến động cơ học tập của học sinh" (Ảnh minh họa) |
Thứ hai, kết quả giáo dục của gia đình kém.
Nhiều gia đình muốn con phải học, phải rèn luyện nhưng con, em họ lại không thấy họ là tấm gương về học tập và rèn luyện mà chỉ thấy những điều ngược lại.
Những thứ mà cha mẹ có, như về bằng cấp, không ít là “dởm” nên không giúp được con em học.
Hơn nữa, ngày nay những quan hệ xã hội “phù phiếm” để đạt được mục tiêu nhiều hơn rất nhiều so với những quan hệ nghiêm túc về chuyên môn và kỹ năng đã làm cho cha mẹ không còn là tấm gương về học và dạy con như ngày xưa nữa.
Không ít những vấn đề phức tạp diễn ra trong nhiều gia đình học sinh như cư xử vô văn hóa, ly hôn, tệ nạn xã hội… đang ảnh hưởng rất tiêu cực đến động cơ học tập của các em.
Văn hóa đọc sách của trẻ em ở nhà không biết cũng biến mất từ bao giờ?
Một tư tưởng thật kỳ lạ, rất ích kỷ đó là việc học, việc giáo dục trẻ em chỉ là trách nhiệm của nhà trường và nhà trường đang trở thành nạn nhân của mọi sự chỉ trích.
Thứ ba, giáo dục xã hội không còn ảnh hưởng tích cực.
Ngày nay, ảnh hưởng lớn nhất của xã hội đến giáo dục trẻ em là mạng internet. Hãy thử nhìn xem, có bao nhiêu tấm gương người tốt, việc tốt được đưa lên báo chí đặc biệt là báo mạng mỗi ngày?
Đúng, báo chí là cơ quan phản biện xã hội rất tốt nhưng không phải thượng vàng, hạ cám đều đưa lên báo. Con người học cái tốt thì khó, theo Bác Hồ đó là như đi lên dốc, còn học cái xấu thì dễ như đi xuống dốc nhưng nếu trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu.
Thực chất có quá nhiều thông tin báo chí đưa là “vẽ đường cho hươu chạy” làm vẩn đục đầu óc và trái tim trong sáng của trẻ em, rất phản giáo dục.
Khi ra đường trẻ em thấy gì? Chúng ta biết não bộ của con người có khả năng phân tích hình ảnh rất tốt. Một bức ảnh có giá trị bằng hàng ngàn từ. Ở cạnh một trường THPT chăng đầy băng rôn giáo dục con người chấp hành luật giao thông, nhưng cha mẹ đưa con đến trường lại toàn đi ngược chiều ở đoạn đường gần cổng trường. Đó chỉ là một ví dụ trong muôn vàn ví dụ đập vào mắt học sinh hàng ngày ngoài xã hội.
Thử hỏi những thứ đó sẽ giúp các em thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy ở chỗ nào?
![]() |
“Mỗi người, nếu làm cha, làm mẹ hãy là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo cho các con của mình" (Ảnh Đinh Quang Tuấn) |
Làm “cầu thủ đi, đừng là “trọng tài” nữa
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển và là đầu tư cho tương lai. Điều này quá đúng cả về lý luận và thực tiễn.
Nhà nước và Bộ GD-ĐT đang cố gắng rất nhiều nhằm đưa giáo dục nước nhà ngang tầm của thời đại. Đó là chương trình giáo dục, sách giáo khoa, đổi mới thi cử, nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên, giáo viên, xây dựng cơ sở vật chất hiện đại…
Tất cả những điều này đều rất quan trọng và rất đúng, nhưng có một điều còn quan trọng hơn để đạt được mục tiêu, đó là chúng ta quên mất sự thành công của giáo dục tại các nước tiên tiến như Hoa Kỳ và Châu Âu nằm trong một môi trường và một xã hội như thế nào?
Chủ nghĩa cá nhân đang là niềm tin, là lẽ sống của bao người, thì sao con em của chúng ta có thể trở thành con người toàn diện chỉ thông qua giáo dục ở nhà trường được?
Sau đó nữa, không phải chỉ “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo” mà “Mỗi người, nếu làm cha, làm mẹ hãy là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo” cho các con của mình. Và sẽ thật tốt khi “mỗi nhà lãnh đạo của đất nước Việt Nam là một tấm gương sáng cho mọi người dân học tập”.
Thay cho lời kết, như người Trung Quốc có câu: “Nghe thì quên, nhìn thì nhớ và chỉ có làm mới hiểu”. Cả nước hãy làm “cầu thủ” đừng làm “trọng tài” nữa. Đứng ngoài mà phê phán, chỉ trích thì rất dễ nhưng hãy làm để biết nó khó đến thế nào.
Chỉ có cả xã hội và gia đình đồng hành với ngành giáo dục đào tạo trên con đường cải cách và đổi mới giáo dục thì đổi mới mới có thể thành công và một bộ phận con em của chúng ta mới không còn sợ học, mới không lười học và chán học nữa.
PGS.TS. Phan Quang Thế
Hiệu trưởng Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
" alt=""/>Dẹp bệnh thành tích, học sinh sẽ bớt chán họcKhông còn là một "cô con dâu hào môn", "bà xã Shark Long" với vóc dáng mũm mĩm, Phương Oanh giờ đây thon gọn, vô cùng quyến rũ.
Phương Oanh sở hữu vóc dáng quyến rũ sau khi siết cân (Ảnh: Zim Lục).
Phương Oanh giảm 7 kg sau 3 tháng (Ảnh: Zim Lục).
"Thời điểm đóng phim "Hương vị tình thân", Phương Oanh thích lựa chọn hình ảnh Nam có phần mũm mĩm, khỏe khoắn và may mắn thấy mọi người cũng yêu nhân vật của mình.
Tuy nhiên, gần đây Oanh quyết dấn thân vào một đam mê đã ấp ủ trong suốt 6 năm. Để hình ảnh phù hợp hơn với dấu mốc mới trong cuộc sống và tính chất công việc của mình, Oanh quyết định giảm cân", Phương Oanh tiết lộ với phóng viên Dân trí.
Động lực khiến Phương Oanh giảm cân chính là niềm đam mê với thời trang. Nữ diễn viên lần đầu xuất hiện với vai trò nhà thiết kế, ra mắt thời trang riêng đồng thời tung ra bộ sưu tập trang phục công sở dành cho mùa hè, đảm nhận luôn công việc "người mẫu".
Vóc dáng hiện tại giúp Phương Oanh tự tin làm người mẫu cho chính bộ sưu tập thời trang của mình (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Từ sau Tết nguyên đán, cô bắt đầu quá trình siết cân nghiêm khắc, và trong vòng 3 tháng, nữ diễn viên đã đạt được số cân mong muốn.
"Oanh giảm cân nhanh một phần nhờ cơ địa, cộng với đó, Oanh có sự hiểu biết nhất định siết cân thế nào cho an toàn. Song song với chế độ ăn uống khoa học, Oanh đều đặn tập gym 2-3 buổi/tuần để cơ thể được săn chắc. Thời điểm bắt đầu siết cân, Oanh nặng khoảng 58 kg, bây giờ còn khoảng 51 kg, giảm 7 kg", nữ diễn viên tiết lộ.
Phương Oanh kể, từ nhỏ cô đã biết phụ mẹ kinh doanh, cho các bạn trong lớp thuê truyện tranh kiếm lời...
Vào năm 2016, Phương Oanh từng thành công khi mở cửa hàng bán quần áo. Nhưng thành công của "Quỳnh búp bê" vào năm 2017 đã đưa cuộc sống của Phương Oanh bước sang một ngã rẽ mới.
Đón nhận tình cảm yêu thương của khán giả, cô liên tiếp nhận các dự án phim truyền hình mới, tiếp tục ghi dấu ấn với "Cô gái nhà người ta" và gần đây nhất là "Hương vị tình thân".
"Tôi muốn thử thách bản thân việc gì cũng làm được. Mình không là ai cả, mà sẽ là tất cả. Đó là cách Phương Oanh tận hưởng cuộc sống nhiều màu sắc", nữ diễn viên bày tỏ.
"Oanh quá may mắn khi được hóa thân vào hình ảnh một Phương Nam cá tính nhưng cũng rất nội tâm, có nhiều phân cảnh chạm được đến trái tim khán giả.
Trước đây, Oanh miết mải theo đuổi các vai diễn là vì thấy chưa đủ, nhưng giờ đây, Oanh tâm đắc, sung sướng khi được cống hiến, thỏa mãn đam mê. Oanh tự nhận thấy bản thân đã trưởng thành, sâu sắc hơn. Đây là thời điểm thích hợp để Oanh tiếp tục thực hiện hoài bão, tình yêu với thời trang đã ấp ủ suốt 6 năm qua.
Nói như vậy, không có nghĩa Oanh sẽ dừng sự nghiệp diễn xuất ở đây. Giai đoạn này, vì đang xây những viên gạch đầu tiên nên Oanh ưu tiên tập trung cho thời trang hơn. Oanh cũng rất nhớ khán giả, nhớ cảm giác đoàn phim luôn coi nhau như một gia đình nên có lẽ, Oanh sẽ quay lại sớm thôi", nữ diễn viên tiết lộ.
Khi được hỏi, tại sao Phương Oanh luôn đứng ngoài lề những giải thưởng phim ảnh, cô cho biết, mình miệt mài cống hiến vì tình yêu với nghề và khán giả, không kì vọng phải đạt danh hiệu này hay thành tích kia.
"Nhiều người hỏi tôi, sao không chọn những vai diễn xinh đẹp mà cứ hóa thân vào những vai cô gái dân tộc hay cô giáo thôn quê, kĩ sư lăn lộn ngoài công trường... Chỉ có một lí do duy nhất là tôi thích cảm giác chinh phục. Tôi muốn thử thách bản thân việc gì cũng làm được. Mình không là ai cả, mà sẽ là tất cả. Đó là cách Phương Oanh tận hưởng cuộc sống nhiều màu sắc", nữ diễn viên cho hay.
Cô cũng khẳng định, chưa bao giờ muốn "tận dụng bản thân" hay sự nổi tiếng sau các vai diễn để phục vụ những việc riêng tư. Cô muốn tự nỗ lực, cố gắng.
"Tôi lăn xả, vừa làm chủ, vừa làm tớ, từ chọn văn phòng, dựng xưởng cho đến thiết kế,... không chừa việc gì, kể cả bốc vác. Có những chuyến hàng muộn, 8h tối, nhân viên đã về hết, tôi cũng lao ra bê, chân 5, tay 10, đúng là cửu vạn. Lao động mang đến cho tôi những niềm vui giản dị", Phương Oanh kể.
Nữ diễn viên tâm sự, cái được lớn nhất cô có giờ đây là biết cách kiểm soát cảm xúc. Cô thừa nhận, trong nghệ thuật, đôi khi để cảm xúc chi phối quá nhiều, đa sầu đa cảm. Nhưng đến hiện tại, khi song song làm nghệ thuật và kinh doanh, cô giữ được cái đầu lạnh bênh cạnh một trái tim ấm áp.
Nếu như trước đây, Phương Oanh đầu tắt mặt tối, dành hết quỹ thời gian ngoài phim trường, quần áo mới cả năm không được mặc, đồng hồ túi xách chẳng có lúc nào đeo thì giờ đây, khi tạm nghỉ ngơi, cô chậm rãi tận hưởng cuộc sống.
Giờ đây, cô chậm rãi tận hưởng cuộc sống nhưng vẫn lao động tích cực (Ảnh: Chanh Nguyễn).
Nữ diễn viên cho biết, bản thân chưa đạt được đến mức tự do tài chính, chỉ cần ngồi không tiền cũng tự sinh sôi nên vẫn cần bỏ ra nhiều sức lực để cố gắng trong công việc.
Đam mê công việc, hiện tại, Phương Oanh vẫn là cô gái độc thân. Hai năm sau khi chia tay bạn trai, giờ đây, cô vẫn chưa nhận lời yêu ai. Nói về mẫu hình "chàng trai trong mơ", Phương Oanh cho biết: "Người đàn ông ấy phải có sở thích, lối sống phù hợp với tôi. Ngoài ra, giống như mọi cô gái, tôi ngưỡng mộ người thành đạt, giỏi, có kiến thức".
Khi phóng viên đề cập đến xu hướng những mỹ nhân làng giải trí Việt chọn người yêu, bạn đời kém tuổi, Phương Oanh khẳng định: "Tôi sẽ chỉ yêu đàn ông hơn tuổi. Tôi quan niệm tuổi đời lớn đồng nghĩa họ giàu trải nghiệm, dễ khiến mình nể phục. Với một người cá tính mạnh như tôi, một người đàn ông như vậy mới có thể sẻ chia, trò chuyện, thấu hiểu".
(Theo Dân Trí)
" alt=""/>Phương Oanh: 'Tôi làm 'cửu vạn', giảm 7 kg'